LỊCH SỬ VÀ XÂY
DỰNG
(Nhân
ngày Giổ Tổ hằng năm(19/5 âl) chúng tôi kính mạo muội ghi một đôi dòng
tìm về nguồn cội.Kính mong chư bá thúc huynh đệ HỌ LÊ VIỆT NAM Vị nào
biết HỌ LÊ LÀNG VĂN QUỸ đến từ HOAN CHÂU hay DIỄN CHÂU thì thông tin
cho chúng tôi qua email : ledangmanh@gmai.com )
TỪ ĐƯỜNG HỌ LÊ LÀNG
VĂN QUỸ
Dựa vào sữ liệu năm Tân Sửu 1301 Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông vi
hành sang Chiêm Thành ngoạn cảnh,có hứa gã Huyền Trân Công Chúa cho Vua Chiêm
là Chế Mân .Được ít lâu Vua Chiêm mang sính lễ sang dâng tạ để xin cưới Công
Chúa,mặt khác xin dâng hai Châu: Châu Ô và Châu Rí
Đến tháng 6 năm Bính Ngọ 1306, Vua Trần Anh Tông cho phép được rước
Hoàng muội Công Chúa về Chiêm
Năm 1307 Vua Anh Tông thu nhận 2 Châu Ô và Rí,đổi tên thành Thuận Châu
và Hóa Châu,nhận đất xong Vua sai quan Đoàn Nhữ Hài vào kinh lý và đặt Quan sắp
xếp công việc ổn định đất đai cho kế lâu dài và tiếp tụThuận Hóa.c đưa dân đàng ngoài vào
khai khẩn đất mới ở 2 Châu trên và đổi tên thành Thuận Hóa.
Tổ tiên chúng tôi hưởng ứng lời kêu gọi của vua Trần Anh Tông vào khai
khẩn lập phường theo sự phân bổ của quan Tổng trấn Thuận Hóa ,đến đất này Tổ
Tiên định cư theo địa bàn quy định, sinh sống theo từng chi phái gia tộc , khai
khẩn lập phường, khai canh trong an cư lạc nghiệp, đoàn kết cùng quý tộc, mở
mang bờ cõi xây dựng cơ đồ định nghiệp lâu dài. Mật độ cư trú rãi rác khắp
phường, việc quản lý hành chính ra đời, quý Ngài đặt tên đất tên làng gọi là xã
Văn Qũy(xa đồng Quỹ,thư đồng Văn)*: gồm 4 giáp Thượng ,Trung, Tiền và Hậu . Tọa
trên bờ 2 con suối , tức là sông Ô Lâu và sông Ô Giang, trung tâm sông núi hữu
tình, xứng là nơi đất lành chim đậu
BẢN ĐỒ DI TÍCH LÀNG VĂN QUỸ
THƯỢNG MIẾU
HẠ MỘ
THƯỢNG MIẾU HẠ MỘ
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Năm 1407 Hồ Qui Ly cướp ngôi nhà Trần, mặc
dầu thời gian trị vì rất ngắn, nhưng có công đánh chiếm 2 châu Chiêm động và Cổ Lủy của Chiêm Thành rồi đổi thành Thăng
Hoa và Tư Nghĩa tức là Quãng Ngãi và
Quãng Nam bây giờ. Dân số nước ta lúc bấy giờ mới trên 3 triệu người.
Theo PHỦ BIÊN TẠP LUC đến thời LÊ SƠ,bộ máy hành chính
được thay đổi như sau:
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, lấy niên
hiệu là Thuận Thiên (tuân theo Trời), chia đất nước thành 5 đạo:
Đông, Tây, Nam, Bắc (đều ở vùng Bắc bộ) và Hải Tây (từ Thanh Hóa
trở vào). Dưới đạo là trấn, dưới trấn là lộ, dưới lộ là châu
và huyện. Cấp hành chính địa phương thấp nhất là xã. Xã lại chia làm
đại xã, trung xã và tiểu xã tùy theo số dân.
Thời Lê Thái Tổ là hai lộ Tân Bình và Thuận Hóa thuộc đạo Hải
Tây, năm 1466 đặt
thừa tuyên Thuận Hóa, năm 1490 đổi là xứ Thuận
Hóa, Lê Tương Dực đổi là trấn Thuận Hóa. Gồm các phủ :
- Phủ
Tân Bình: gồm các huyện Kiến Lộc (Quảng Ninh, Quảng Bình hiện nay), Lệ
Thủy (Lệ Thủy hiện nay), Minh Linh (Vĩnh
Linh và Gio Linh thuộc Quảng Trị hiện nay) và châu Bố Chính (Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên
Hóa, Minh Hóa tỉnh Quảng Bình hiện nay).
- Phủ
Triệu Phong gồm các huyện Vũ Xương (Triệu
Phong hiện nay), Hải Lăng (Hải
Lăng hiện nay), Đan Điền (Quảng Điền và một phần Phong Điền hiện nay), Kim Trà (Hương Trà và một phần Phong Điền hiện nay), Tư Vang
(Hương Thủy và Phú
Lộc hiện nay), Điện Bàn (Điện Bàn thuộc Quảng
Nam hiện nay).
Tổng là đơn vị hành chính địa phương trung gian giữa huyện và xã ở Việt Nam
trước năm 1945.
Theo các văn bia còn tồn tại, tổng có từ thời Lê sơ. Tự điền bi ký lập năm 1471 tại xã La Khê, Vũ Thư,
Thái
Bình và bia Công chúa tự điền lập năm 1513 ở đền Vũ Bị, Bình
Lục, Hà
Nam đã thấy nhắc đến cấp tổng.
Các văn bia lập thời
Mạc nhắc đến cấp tổng nhiều hơn. Tuy nhiên, vào thời Lê, thời Mạc, thời Lê-Trịnh,
tổng không phải là một đơn vị hành chính chính thức giống như đạo, lộ, châu, phủ, huyện, xã. Nó là sự liên kết giữa một
vài xã cận kề có chung những đặc trưng về văn hóa,
tín ngưỡng, địa
lý để cùng làm thủy lợi, bảo trì và cúng tế tại một ngôi đình chung
(đình Tổng), hoặc chùa
chung (chùa Tổng)
Đầu thế
kỷ 19, khi tổng đã phổ biến trên cả nước, thì nó mới được chuyển thành một
đơn vị hành chính chính thức. Mỗi tổng bao gồm khoảng 10 xã, thôn. Đứng đầu
chính quyền tổng là cai tổng do tri phủ
hoặc tri huyện mà tổng trực thuộc chọn
ra. Nhiệm vụ của chính quyền tổng chỉ là đôn đốc thu thuế, giữ gìn
an ninh. Muốn thực hiện được các nhiệm vụ này, chính quyền tổng không dùng các
cơ quan của mình mà lại dựa vào chính quyền xã.
Theo chính
sử thì năm 1471, sau khi mở mang vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù
Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng
Nam gồm ba phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây.
Trên đây là
những mốc lịch sử để nghiên cứu mà xác quyết việc di dân đến vùng đất này của
Tổ Tiên và tham khảo cũng
gợi cho chúng tôi một ý niệm khả dĩ để hình dung so sánh bề dày lịch sử của Tổ
Tiên ,qua các Triều Đại hồ sơ Phong Tước Sắc Tặng bị mai một và lụi tàn theo chiến tranh. Việc
phong tặng sắc tước cho chư vị Thủy Tổ được lưu truyền trong văn tự tế lễ mà chấm
son mãi lưu giữ đến bây giờ cho hậu thế…
Vượt lên nhi nữ thường tình, Bổn tộc chúng tôi có Bà Anh hùng Liệt Nữ đã
từng Nam chinh Bắc phạt , mặc dầu sắc phong bị thất truyền, nhưng người đời ca
tụng quen gọi Bà Xiêm, và văn cúng tế được làng tổ chức vào ngày 18-08 âm lịch hàng năm với tước vị
ban tặng:
MIẾU BÀ Ở ĐỊA
PHẬN XÓM ĐÔNG AN
Bà Chánh Xứ Cao miên Lê thị Húy
Nhơn Cập Tả Hữu Thị Tùng Nuôi Rí Bổn Xã Chi Thần. Miếu Mộ của Bà vẫn còn lưu
dấu tại Làng Văn Phong,Xã Hải Chánh H Hải Lăng,Tỉnh Quảng Trị"?"
Đến đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786 hiệu Cảnh Hưng) trong công cuộc dựng
đất giữ làng, quý Ngài đại diện các tộc và thân hào nhân sĩ trong làng Văn Qũy
cùng với quý Ngài ở làng Câu Nhi lập hội đồng xác định bờ cõi ranh giới và kiến canh lại ruộng đất. Tổng diện tích
thời bấy giờ của làng (Văn Qũy-Văn Trị) khai phá được 478 mẫu.
Như vậy theo sử liệu đối chiếu cùng
gia phả của bổn tộc để khẳng định rằng
tổ tiên chúng tôi đến lập nghiệp nơi này hơn 600 năm (1306-2013)
Để tham khảo lịch sử các Làng quanh vùng mà khẳng định
lịch sử Họ LÊ LÀNG VĂN QUỸ đến lập nghiệp,chúng tôi dẫn chứng một vài niên đại
dưới đây:
(Bùi Dục Tài (chữ Hán: 裴育才), sinh năm Đinh Dậu (1477-1518). Ông là danh thần đời
Lê Túc Tông, thôn Câu Lãm(CÂU NHI),xã Câu Nhi huyện HảiLăng, tỉnh QuảngTrị.
Năm Cảnh Thống thứ 5 (Nhâm Tuất, 1502)
đời Lê Hiến Tông, ông đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân
,đứng thứ 29 trong tổng số 64 người thi đỗ, từ thi Hội đến thi Đình, văn
ứng chế đều được khen ngợi, nổi tiếng văn học uyên bác. Được bổ vào Viện Hàn
lâm làm Hàn lâm hiệu lí, rồi làm Tham chính đạo Thanh Hóa.)
Qua biến động thăng trầm của các triều đại , từ năm 1400-1428 bị nhà
Minh cai trị rồi đến Trịnh Nguyễn phân tranh. Năm 1753 nhà Tây Sơn giành được
độc lập thống nhất sơn hà, đến năm 1802 Nguyến Thế Tổ hiệu Gia Long giành đất
nước từ tay Tây Sơn.
Sự kiện lịch sử như vậy, chiến tranh liên miên là những cuộc nội chiến
huynh đệ tương tàn, cho nên từ đường của Bổn Tộc cũng như các công trình văn
hóa khác trên quê hương đều bị tàn phá theo ngọn lửa biến binh.
Qua các cuộc trùng tu kiến tạo, vào
những năm (1820-1840) đời Nguyễn Thái Tổ hiệu Minh Mạng, từ đường được trùng tu
xây dựng trên diện tích trên quy mô rộng lớn, cấu trúc hài hòa, nhìn chung tổng
thể: Tiền sảnh 3 cửa nguyệt môn, trang trí hoa văn, lan can theo đời nhà
Nguyễn, hậu đường nội điện nhà rường gỗ mít 5 gian, xây gạch bát tràng lợp ngói
âm dương, mái góc cong vút điểm tô Long, Lân, Qui, Phụng nối với nhà Tăng là
hành lang nhà cầu hình chữ nhất
Trang trí nội điện:
·
Tiền Đường có 5 gian:
Gian giữa đặt hương án
Hai gian kế thờ vọng
Hai gian tả hữu đặt 2 bộ
trường kỷ và án thư.
·
Nội Điện có 5 gian:
Nơi đây trưng bày thờ tự
lộng lẫy uy nghiêm, 3 ngôi khám sơn son thiếp vàng thờ 3 gian.
-
Gian
giữa thờ Ngài Thủy Tổ
Khám Thờ Ngài Thủy Tổ Họ Lê
- Gian hữu thờ 3 phái:
Lê Đăng Phái
Lê Văn Phái
Lê Viết Phái
Lê Văn Phái
Lê Sĩ phái
Lê Công phái
Nhà Tăng có 3 gian 2
chái, nơi đây được xếp đặt gọn gàng ngăn nắp:
·
Gian giữa đặt trường kỷ
và án thư
·
Tả hữu và 2 chái là
những bộ ngựa trường Kỷ dùng để hội họp trong những ngày giỗ Tổ và cũng là nơi
điều hành công việc của các bậc Trưởng Lão Bá Thúc.
Tô điểm thêm là hoành phi đối liễn làm cho nội điện tăng thêm phần trang
nghiêm nơi thờ phụng , đến nay vẫn còn lưu truyền cho hậu thế.
Hoành phi có 3 bức:
· Bức giữa: "Lạc khoản"Thiệu Trị năm 1842(Nhâm Dần)
PHÚC LÝ ĐƯỜNG
ĐỨC DUY HINH
VẠN CỔ TÌNH
Đối liễn
·
2 câu giữa:
Di quyết tôn mưu thụy diễn chân chân lân chỉ
(Để
lại mưu đồ cho tử tôn, dày đặc cháu con thành đạt.)
Khắc thừa vũ Tổ tường
trưng tế tế phụng mao.
(Tiếp nối võ nghiệp của tiên tổ,
đông đảo đời sau rỡ ràng.)
·
2 câu tả hữu:
Xuân tự thu thường tuân vạn cổ ,thánh hiền lễ nhạc.
(Tế lễ hai kỳ xuân
thu theo nếp ngàn xưa, đó là lễ nhạc của bậc thánh hiền)
Tả chiêu hữu mục tự nhứt đường ,thế đợi nguyên lưu
(Thờ phụng bao đời tả hữu theo thứ
trật một nhà, ấy là suối nguồn bao thế hệ)
(Dịch câu đối Thầy Nguyễn Phúc Vĩnh Ba)
Từ đường tọa bờ Bắc sông Ô LÂU hướng Nam với thế Long Chầu Hổ Phục, chung
quanh có bờ thành đá bao bọc, hoa dại cây rừng nguyên sinh quần tụ làm cho miếu
mộ Ngài Thủy Tổ và Từ Đường càng thâm nghiêm
u tịch, một vùng sinh thái chim chóc và thú rừng trú ngụ.
Năm 1975 , trở lại làng xưa Từ đường chỉ còn đóng gạch đổ nát điêu tàn, chúng tôi
tìm nhặt những mảnh khí của tiền nhân để lại mà ngậm ngùi cay đắng xót xa:
“Còn
đâu mái ngói âm dương
Nguyệt môn tráng lệ hậu đường nguy nga…!
Được sự
đồng tâm của chư Bá Thúc Huynh Đệ qua các thời kỳ,hằng năm các công trình tổng
thể Từ Đường được tái tạo nâng cấp bề thế và nguy nga là nơi phụng thờ tôn
nghiêm LINH VỊ
THẦN CHỦ CỦA NGÀI TIỀN KHAI KHẨN Làng Văn Qũy .
Với kiến
thức có hạn cho nên có lẽ bài viết không sao tránh khỏi thiếu sót vụng về ,Kính mong được đón nhận những góp ý của chư
thức giả trong bổn Tộc cũng như con cháu nội ngoại đang sinh sống trên mọi miền
đất nước để bài viết được súc tích và hoàn thiện về lịch sử hơn.
LĐM
*GHI
CHÚ:
Thiên Trung Dung
sách LỄ KÝ:kim thiên hạ xa đồng QUỸ thư đồngVĂN.
"Nghĩa là xe đi cùng một đường,sách viết cùng
một thứ chữ "
CÁC SÁCH THAM KHẢO:
PHỦ BIÊN TẠP LUC
Ô CHÂU CẬN LỤC
VIỆT NAM SỬ LƯỢC
VIỆT NAM THỰC LỤC
Bách khoa toàn thư